Bí quyết bảo vệ cơ thể khỏi bệnh xương khớp hiệu quả

75

Hệ xương khớp phân bố khắp cơ thể, vì vậy bất kỳ vấn đề nào ở xương cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Triệu chứng của các bệnh xương khớp thường gây ra sự không thoải mái, hạn chế vận động và đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Triệu chứng của các bệnh xương khớp thường gây ra sự không thoải mái, hạn chế vận động
Triệu chứng của các bệnh xương khớp thường gây ra sự không thoải mái, hạn chế vận động

Thế nào là bệnh về xương khớp

Theo chia sẻ từ Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, các rối loạn về xương khớp xảy ra khi hệ thống cấu trúc xương, cơ xương khớp và các dây thần kinh liên quan trải qua sự suy giảm chức năng. Biểu hiện chung của những rối loạn này thường là khó khăn trong vận động, di chuyển, cảm giác đau nhức và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Bệnh xương khớp có thể được phân loại thành hai nhóm chính:

    • Bệnh xương khớp do chấn thương: bao gồm các tình trạng như té ngã, va chạm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và hoạt động thể thao, chấn thương khi tập luyện,…
    • Bệnh xương khớp do nguyên nhân bệnh lý: bao gồm các bệnh như gout (viêm khớp tinh thể), viêm gân, u xương, thoái hóa xương khớp, bệnh hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, xơ cứng bì, lupus ban đỏ, viêm cơ tự miễn,…

Một số bệnh xương khớp phổ biến

Bệnh thoái hóa khớp xảy ra khi các phần xương dưới sụn ở khớp hoặc sụn khớp bị tổn thương, gây viêm và tràn dịch khớp. Nguyên nhân chính của bệnh này thường là do tuổi tác, cân nặng thừa, yếu tố di truyền, tai nạn, chấn thương khớp, nhiễm trùng khớp, hoặc bệnh gout.

Thoái hóa khớp

Biểu hiện của thoái hóa khớp thường bao gồm:

  • Biến dạng khớp.
  • Cảm giác cứng khớp.
  • Sự giảm vận động.
  • Lạo xạo khớp.
  • Đau ở các vị trí như cột sống cổ, cột sống thắt lưng, bàn tay, đầu gối và khớp háng.

Đau dây thần kinh tọa

Cơn đau dây thần kinh tọa thường xuất phát từ mông và lan ra phía dưới, theo đường dây thần kinh tọa. Đây thường là kết quả của các bệnh xương khớp khác như thoái hóa cột sống thắt lưng, chấn thương, thoát vị đĩa đệm hoặc trượt đốt sống.

Bênh gout

Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa purin, tăng axit uric gây tạo tinh thể urat tích tụ ở khớp, gây viêm khớp. Triệu chứng bao gồm sưng viêm, đỏ, đau ở khớp, thường là ở bàn chân, ngón chân, khớp gối và cổ chân. Các biến chứng có thể gây ra suy giảm khả năng vận động và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy tim và suy thận.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp thường gặp ở vùng lưng dưới hoặc vùng cổ
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp thường gặp ở vùng lưng dưới hoặc vùng cổ

Theo các Kỹ thuật viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng cho biết, thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi lớp nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh, thường ở các phần cột sống phải chịu nhiều áp lực và hoạt động. Nguyên nhân có thể là ngồi lâu, tuổi tác, thừa cân, vận chuyển vật nặng. Triệu chứng thường gặp bao gồm đau ở vùng lưng dưới hoặc vùng cổ, cảm giác châm chích hoặc tê bì ở da, đau có thể lan ra các vùng khác như mông, đùi, bắp chân, bàn chân. Nếu ảnh hưởng đến dây thần kinh, có thể gây mất cảm giác và yếu liệt ở hai chân, thậm chí là rối loạn chức năng tiểu tiện.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng mà nhiều khớp trong cơ thể đều bị viêm, ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác ngoài khớp. Triệu chứng thường bao gồm sưng đau ở các khớp và hạn chế vận động. Một điều đáng chú ý là bệnh nhân có thể cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng khiến xương mất chất lượng và khối lượng, dễ gãy hơn. Triệu chứng thường không rõ ràng và thường phát hiện khi gặp gãy xương hoặc biến dạng cột sống. Gãy xương có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như mất cảm giác, rối loạn đi tiểu, và yếu liệt hai chân.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh xương khớp

Các bệnh xương khớp thường đòi hỏi điều trị kéo dài và đôi khi cần can thiệp phẫu thuật. Để tránh mắc phải các vấn đề này, bạn có thể thực hiện những điều sau đây:

    • Kiểm soát cân nặng: Bảo dưỡng trọng lượng cơ thể ở mức ổn định giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Tập thể dục đều đặn, hạn chế ăn uống chứa nhiều chất béo có hại để giảm áp lực lên xương khớp.
    • Cải thiện dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi từ sữa, cá, trứng, hạt và rau củ quả vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe xương.
    • Điều chỉnh chế độ làm việc và sinh hoạt: Tránh đứng hoặc ngồi ở vị trí cố định quá lâu, thực hiện các hoạt động vận động như tập thể dục đều đặn và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực lên xương khớp.
    • Thực hiện chế độ vận động: Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, yoga, chạy bộ,… giúp củng cố hệ cơ xương khớp và duy trì sức khỏe chung.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn