Nội dung tóm tắt
Lỗ chân lông đen là một vấn đề phổ biến, nhất là ở những người có làn da dầu. Vậy nguyên nhân gì gây ra tình trạng này và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng khám phá câu trả lời.
Đặc điểm của lỗ chân lông đen
Theo Cô Nguyễn Thị Trúc Li – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trên khắp cơ thể, chúng ta có hàng triệu lỗ chân lông, hay còn gọi là Đơn vị Pilosebaceous, là một phần quan trọng của cấu trúc da, đóng vai trò như “cửa ngõ” giữa da và môi trường bên ngoài. Số lượng lỗ chân lông này không thể thay đổi, vì chúng được xác định bởi gen di truyền.
Lỗ chân lông bao gồm hai thành phần chính là nang lông và tuyến bã nhờn, với những chức năng quan trọng như:
-
- Bài tiết mồ hôi: Quá trình này giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và duy trì nhiệt độ ổn định, điều hòa thân nhiệt.
- Bài tiết bã nhờn: Bã nhờn tạo ra một lớp bảo vệ vô hình trên da, giữ cho da luôn ẩm mượt, mịn màng, đồng thời ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân từ môi trường.
Tình trạng lỗ chân lông đen
Lỗ chân lông có vai trò quan trọng trong việc bài tiết mồ hôi và bã nhờn. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, nhiều người có lỗ chân lông nhỏ, trong khi một số khác lại có lỗ chân lông to, dẫn đến da sần sùi và dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.
Lỗ chân lông đen, hay mụn đầu đen, xuất hiện khi lỗ chân lông hoạt động mạnh, tiết ra quá nhiều dầu. Dầu thừa bị mắc lại kết hợp với bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn, rồi bị oxy hóa, chuyển sang màu đen. Mụn đầu đen có kích thước nhỏ và phần đầu màu đen nổi lên trên da.
Dù không đau như mụn viêm, mụn đầu đen khó điều trị triệt để và dễ tái phát do lỗ chân lông to ra, tạo điều kiện cho sự tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn các giảng viên trường Cao đẳng Y TPHCM cho biết thêm.
Những ai có khả năng cao gặp tình trạng lỗ chân lông đen
Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, lỗ chân lông đen thường xuất hiện ở những người có lỗ chân lông to hoặc vùng da nhiều tuyến bã nhờn, như vùng mũi và mặt. Nguyên nhân bao gồm:
-
- Di truyền: Nếu cha mẹ có da nhờn, con cái cũng có khả năng cao.
- Tuổi dậy thì: Kích thích hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn.
- Lão hóa: Da mất độ đàn hồi, làm lỗ chân lông nở rộng.
- Chế độ ăn uống: Thiếu nước và thực phẩm dầu mỡ tăng tiết bã nhờn.
- Thói quen sinh hoạt: Ngủ không đủ giấc và căng thẳng ảnh hưởng đến bã nhờn.
- Chăm sóc da không đúng cách: Sử dụng sản phẩm tẩy rửa mạnh khiến da thiếu ẩm, dẫn đến lỗ chân lông dễ bị bít tắc.
Cách cải thiện tình trạng lỗ chân lông đen
Để hạn chế tình trạng lỗ chân lông đen, việc quan trọng nhất là kiểm soát tiết bã nhờn và giữ cho lỗ chân lông sạch sẽ. Bạn nên:
-
- Làm sạch da đúng cách: Rửa mặt tối đa 2 lần/ngày vào sáng và tối bằng sữa rửa mặt có độ pH cân bằng để tránh làm khô da. Ngay cả khi chỉ sử dụng kem chống nắng, bạn cũng nên tẩy trang trước khi rửa mặt. Sử dụng tẩy da chết vật lý khoảng 2 lần/tuần và sản phẩm tẩy da chết hóa học chứa BHA hoặc AHA để làm sạch sâu lỗ chân lông.
- Chăm sóc và bảo vệ da: Chọn sản phẩm chăm sóc và trang điểm không gây mụn (non-comedogenic). Thử sản phẩm trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng.
- Trị mụn: Nếu có mụn đầu đen, không tự ý nặn mà nên đến bác sĩ da liễu để được xử lý và tham khảo các loại thuốc bôi phù hợp.
- Thay đổi thói quen sống: Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, ăn nhiều rau củ, tập thể dục đều đặn và tránh thức khuya, thực phẩm nhanh và cay nóng. Hạn chế việc chạm tay lên mặt và giữ cho các vật dụng tiếp xúc với da luôn sạch sẽ.