Giáo dục miền núi ứng phó với dịch bệnh Covid-19

658

Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp ở các tỉnh miền núi. Ngành Giáo dục các địa phương đang nỗ lực khống chế dịch, từng bước bình thường hóa các hoạt động dạy và học.

Giáo dục miền núi ứng phó với dịch bệnh Covid-19
Giáo dục miền núi ứng phó với dịch bệnh Covid-19

Tình hình chung

Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, từ cuối tháng 2 đến nay, dịch bệnh lan rộng ở các tình vùng núi phía Bắc, có thể kể đến như các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La… Diễn biến dịch phức tạp khiến cho nhiều cơ sở giáo dục tại các địa phương này phải cho học sinh, sinh viên tạm dừng việc đến trường.

Đỉnh điểm tại Điện Biên ghi nhận có thời điểm số cơ sở giáo dục phải tạm thời đóng cửa lên tới 198/482 trường với số lớp phải dừng việc học trực tiếp lên tới 2.715 trên tổng số 7.378 lớp, khiến cho gần 81 nghìn học sinh, sinh viên và trên 6 nghìn cán bộ, giáo viên phải chuyển đổi hình thức dạy và học.

Khắc phục khó khăn, từng bước bình thường hóa với Covid – 19:

Việc chuyển đổi từ dạy học trực tiếp sang các hình thức khác chỉ là phương án tạm thời, khó duy trì được lâu bởi nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt trong điều kiện giáo dục miền núi còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện thiết bị, hạ tầng. Để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học và chất lượng giáo dục, ngành giáo dục các tỉnh khu vực phía Bắc, cụ thể là Sở giáo dục tỉnh Điện Biên đã chủ động nắm bắt, cập nhật diễn biến dịch theo ngày tại từng đơn vị, cơ sở giáo dục để có hướng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai kịch bản, phương án chống dịch theo từng cấp độ, ông Nguyễn Văn Đoạt, phó giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên chia sẻ với ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh.

Giáo dục miền núi ứng phó với dịch bệnh Covid-19
Giáo dục miền núi ứng phó với dịch bệnh Covid-19

Sau khi chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phòng chống dịch, ngày 21/3 Trường Tiểu học xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên tổ chức cho đón 68/93 học sinh khối lớp 5 quay trở lại học trực tiếp. Để thích ứng với tình hình dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên, trường áp dụng nhiều hình thức phân loại, chia ca đối với từng khối và nhóm học sinh.

Tương tự, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Trường PTDTBT Tiểu học Mù Cả, huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu vẫn phải cho học sinh tạm dừng đến trường từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Dự kiến, trường tổ chức đón học sinh về học trực tiếp từ tuần 28. Tuy nhiên, do ghi nhận nhiều ca F0 là học sinh nên trường tiếp tục cho các em nghỉ tại nhà. Giáo viên tổ chức giao bài tập theo chương trình nội dung cốt lõi cho từng học sinh.

Không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài, khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn có xu hướng giảm, ngày 22/3, Sở GD&ĐT Điện Biên có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát, xây dựng phương án tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp. Thống kê đến ngày 28/3, địa phương này đã có 430/482 cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp (chiếm 89,2%). Trong đó, cấp THPT có 33/33 trường (đạt 100%); THCS 108/122 trường (đạt 88,52%); tiểu học 129/140 trường (đạt 92,14%); mầm non 142/169 trường (đạt 84%); giáo dục thường xuyên 9/9 trung tâm đạt 100%. Riêng Trường Cao đẳng Sư phạm bắt đầu có sinh viên đi học trở lại, đồng thời bắt đầu thông báo tin tức tuyển sinh và hoạt động tuyển sinh 2022.

Theo kế hoạch, ngày 4/4 tất cả cơ sở giáo dục tại Điện Biên sẽ tổ chức dạy học trực tiếp trở lại. Ngành GD địa phương chỉ đạo các trường chủ động, linh hoạt tổ chức dạy học trực tiếp và trực tuyến kết hợp nhằm bảo đảm học sinh, sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình; từng bước tiến tới “bình thường hóa”.

Tại Trường PTDTBT Tiểu học Mù Cả, toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đang tập trung dọn dẹp vệ sinh trường, lớp để sẵn sàng đón học sinh trở lại. Đồng thời, nhà trường mua 4 máy đo thân nhiệt, lắp đặt hệ thống rửa tay sát khuẩn ở các lớp, khu vệ sinh.