Vẫn còn nhiều tranh cãi trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi

1031

Tại hội thảo khoa học cấp quốc gia về góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi tiếp tục có tranh luận về quy định tự chủ trong nhà trường.

Vẫn còn nhiều tranh cãi trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi

Vẫn còn nhiều tranh cãi trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi

Nhiều ý kiến tranh luận trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi

Vấn đề tự chủ trường học đã nhiều lần được đặt ra trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nhằm góp phần cởi trói cho các đơn vị trong tổ chức hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, phải dựa trên cơ sở có sự ràng buộc và quản lý từ cơ quan có thẩm quyền. Trong đó theo nhiều chia sẻ trên trang tin tức Y Dược cho rằng, dân chủ không chỉ được thể hiện với đội ngũ cán bộ công chức mà phải thực hiện với cả người học.

Ngoài ra, ở góc độ trường phổ thông, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân  cho biết, hiện nay các trường đã được Bộ GD&ĐT trao quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch giảng dạy. Tuy nhiên, riêng vấn đề tuyển dụng giáo viên, hiệu trưởng được tham gia vào quá trình rà soát và giao chỉ tiêu biên chế của Sở GD-ĐT đồng thời có thể tham gia vào hội đồng chấm thi viên chức. Chính vì vậy, PGS-TS Bùi Xuân Hải – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM cho rằng, tuyển dụng giáo viên hiện nay đang gặp khó do trách nhiệm phân bổ biên chế thuộc về Bộ Nội vụ, trong khi Bộ GD-ĐT chỉ tham gia quản lý về chuyên môn dẫn đến tình trạng quản lý không xuể, nơi thừa, nơi thiếu giáo viên. Nên chăng có cơ chế tuyển dụng đặc thù cho lĩnh vực giáo dục, đặc biệt đối với một số tỉnh, thành còn gặp khó khăn về biên chế giáo viên.

Đóng góp ý kiến về dự thảo luật GD sửa đổi, TS Thái Thị Tuyết Dung – Trưởng môn Luật Hành chính Đại học Luật TP HCM cho rằng, nên bỏ quy định về việc ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh tại khoản 2, Điều 102 của dự thảo Luật Giáo dục. Theo tìm hiểu của ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Đồng Nai, nhiều cơ sở giáo dục tư thục hiện nay không có ban đại diện cha mẹ học sinh nhưng vẫn hoạt động bình thường. Nếu tồn tại của lực lượng này là cần thiết thì nên quy định ở cả hệ thống trường công lẫn trường tư và ngược lại, nếu tồn tại này không cần thiết cần nghiên cứu thêm về cơ chế tổ chức trong trường công. Nếu hoạt động dựa trên tinh thần tự nguyện thì không nên đưa vào luật.

Nhiều ý kiến trang luận trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi

Nhiều ý kiến trang luận trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi

Một vấn đề khác cũng được giảng viên Cao đẳng Y Dược Đồng Nai ghi nhận. Theo Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh – Viện Nghiên cứu giáo dục, Đại học Sư phạm TPHCM cho rằng, TP đang triển khai mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế là việc làm cần thiết vì ngân sách chỉ đảm bảo chất lượng giáo dục ở mức độ đại trà. Việc tổ chức trường học theo mô hình tiên tiến, được phép thu học phí cao nhằm bù đắp chi phí đào tạo cho các trường phát triển theo chuẩn khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường Cao đẳng Y dược Pasteur bày tỏ quan điểm, mô hình trường học chất lượng cao chỉ nên áp dụng ở bậc THPT, không nên phát triển ở hai bậc tiểu học và THCS do là hai bậc học được phổ cập theo chủ trương chung của Nhà nước.

Nguồn: caodangyduocdongnai.edu.vn