Triệu chứng hạ đường huyết: Nguyên do, biểu hiện và cách điều trị

210

Hạ đường huyết là một vấn đề phổ biến thường xảy ra ở những người mắc tiểu đường hoặc có thói quen ăn uống không đúng cách. Có nhiều quan niệm cho rằng việc đường huyết giảm chỉ xảy ra khi cơ thể thiếu thức ăn. Tuy nhiên, điều này vẫn còn hạn chế vì có nhiều yếu tố dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết. Thậm chí, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Hạ đường huyết là một vấn đề phổ biến thường xảy ra ở những người mắc tiểu đường
Hạ đường huyết là một vấn đề phổ biến thường xảy ra ở những người mắc tiểu đường

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết

Theo Bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt đường huyết, bao gồm:

    • Đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người đang sử dụng Insulin hoặc các loại thuốc nhóm Sulfonylureas, Meglitinides, việc điều trị quá tích cực hoặc tiêm quá liều Insulin có thể dẫn đến hiện tượng tụt đường huyết.
    • Thói quen ăn uống không đều đặn, như ăn quá no, bỏ bữa, hoặc ăn muộn, khiến cơ thể không có đủ nguồn đường để cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
    • Hoạt động vận động, tập thể dục vượt quá khả năng của cơ thể có thể gây ra tụt đường huyết.
    • Lạm dụng rượu, đặc biệt là khi uống rượu không kèm theo chế độ ăn uống đủ.
    • Các bệnh lý liên quan đến gan, thận, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng, suy nhược cũng có thể là nguyên nhân gây tụt đường huyết.

Hạ đường huyết: Nhận biết triệu chứng và cách giải quyết

Triệu chứng

Khi mức đường trong máu giảm quá thấp, sẽ gây ra sự kích hoạt giải phóng Epinephrine (Adrenaline), dẫn đến những biểu hiện sau:

    • Người bệnh có thể cảm thấy đột ngột mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, cảm thấy lo lắng, buồn nôn, cảm giác nặng nề ở chân tay, da trở nên tái xanh, mồ hôi nhiều và tay run.
    • Có thể xuất hiện cảm giác cồn cào ở vùng dạ dày, nóng rát hoặc co thắt dạ dày, và đau ở vùng thượng vị.
    • Người bệnh có thể trải qua cảm giác đánh trống trong ngực, mất bình tĩnh, nhịp tim nhanh, và đau thắt ngực.
    • Mắt có thể mờ đi, khó tập trung, nói lắp, nói cười không đúng lúc, và có thể gặp hiện tượng sinh ảo giác. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được can thiệp kịp thời, có thể gây ra hôn mê, co giật, liệt nửa người, tổn thương thần kinh, và rối loạn cảm giác và chức năng vận động.

Thường thì, những dấu hiệu này xuất hiện khi mức đường huyết giảm dưới ngưỡng 3,9 mmol/l. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mà mức đường huyết dưới ngưỡng bình thường nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng này được gọi là tụt đường huyết không nhận biết. Đây là một trạng thái thường gặp ở những người mắc tiểu đường lâu dài, và nếu không được điều trị, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách xử lý khi bị hạ đường huyết

Khi bị hạ đường huyết cần được nhận biết nhanh chóng và sơ cứu kịpthời
Khi bị hạ đường huyết cần được nhận biết nhanh chóng và sơ cứu kịp thời

Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta có thể gặp phải tình huống bị hạ đường huyết đột ngột, cả với bản thân hoặc những người xung quanh. Trong trường hợp này, cần phải nhận biết tình trạng nhanh chóng và thực hiện những biện pháp cấp cứu tạm thời như sau:

    • Tiếp nhận ngay một viên kẹo ngọt, một miếng bánh, hoặc một miếng hoa quả có sẵn để nhanh chóng tăng lượng đường trong cơ thể.
    • Pha 3 thìa đường (tương đương 15g) với 100ml nước lọc và cho người bị tụt đường huyết uống.
    • Nếu cần thiết, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và áp dụng biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn.

Làm thế nào để đề phòng ngừa hạ đường huyết?

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tụt đường huyết mà bạn có thể tham khảo:

    • Tuân thủ đúng liệu trình điều trị tiểu đường, bao gồm việc sử dụng Insulin hoặc các thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng, giảm hoặc dừng thuốc một cách đột ngột.
    • Định kỳ tái khám và theo dõi mức đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
    • Thông báo với bạn bè và đồng nghiệp về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng dẫn cách xử lý khi bạn bị tụt đường huyết.
    • Không bỏ qua các triệu chứng hoặc trì hoãn việc điều trị tụt đường huyết, vì điều này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
    • Duy trì một chế độ ăn uống đều đặn, bao gồm ăn đủ bữa và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
    • Tránh hoạt động và vận động quá sức. Nếu cần thiết, hãy ăn một bữa nhẹ trước khi tập luyện để bổ sung năng lượng.
    • Tránh sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia, vì chúng có thể gây tác động tiêu cực đến mức đường huyết.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn/