Sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại không được áp dụng tại TPHCM

1060

Sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua hiện không được TPHCM áp dụng vào chương trình giảng dạy.

Sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại không được áp dụng tại TPHCM

Sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại không được áp dụng tại TPHCM

Cách đánh vần lạ trong chương trình dạy học mới

Mới đây, trên các trang tin giáo dục Cao đẳng Dược đang lan truyền clip quay cảnh được cho là một giáo viên tiểu học đang hướng dẫn các vị phụ huynh học sinh có con đang theo học lớp 1 về chương trình dạy học mới theo những thay đổi về cách đánh vần. Đây chính là cách đánh vần nằm trong sách Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục đã được Bộ GD&ĐT thẩm định và chính thức có công văn cho phép phát hành trên cả nước từ ngày 22/8/2017 trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và Nhà trường.

Sau khi xem cách đánh vần lạ trong đoạn clip, nhiều phụ huynh không khỏi hoang mang về cuốn sách có cách đánh vần lạ cũng như việc cho phép tồn tại hai cách đánh vần cho học sinh lớp 1. Theo đó, PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục đã lên tiếng về vấn đề này. Theo chia sẻ của ông Hùng được trang tin Cao đẳng Y Dược Đồng Nai ghi nhận, bộ sách Công nghệ giáo dục chỉ là một tài liệu dành cho giáo viên trong công tác giảng dạy, là một giải pháp sư phạm để đạt được mục tiêu Bộ GD&ĐT đã đề ra trong chương trình giáo dục phổ thông quốc gia. Tài liệu này sử dụng bên cạnh bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đang được sử dụng đại trà.

TPHCM không áp dụng sách Công nghệ giáo dục vào chương trình giảng dạy

Theo ghi nhận từ trang tin Cao đẳng Y Dược Đồng Nai trong thời gian gần đây, sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại gây xôn xao dư luận, đặc biệt là về cách phát âm. Được biết, hiện có khoảng 49 tỉnh thành áp dụng sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại vào giảng dạy và có khoảng 800 ngàn học sinh đã được học sách này.

TPHCM Không áp dụng sách Công nghệ giáo dục vào chương trình giảng dạy

TPHCM Không áp dụng sách Công nghệ giáo dục vào chương trình giảng dạy

Trước dư luận xôn xao này, một lãnh đạo của Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, hiện thành phố không sử dụng sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại vào giảng dạy. Trong khi đó, một giáo viên tiểu học ở TPHCM cho biết, sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của ông Đại có nhiều chỗ chưa hợp lý với học sinh. Tuy nhiên, giáo viên này cũng cho rằng, không có bộ sách nào hoàn hảo 100% cả, chỉ là bộ sách nào phù hợp nhất với người dạy và học sinh.

TP Đà Nẵng vẫn áp dụng chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT

Không chỉ TP HCM không áp dụng sách Giáo dục Công nghệ cao vào việc giảng day mà đến nay, Đà Nẵng cũng là một trong số ít địa phương không áp dụng cuốn sách này vào mô hình đào tạo của mình. Ông Nguyễn Đình Vĩnh cho hay, từ nhiều năm trước khi ông lên làm Giám đốc Sở GD-ĐT thì ngành giáo dục Đà Nẵng đã không tiến hành thí điểm bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại vào việc dạy đánh vần cho học sinh Tiểu học. Được biết, Đà Nẵng hiện áp dụng chương trình phổ thông đại trà của Bộ GD-ĐT, không có trường tiểu học nào thí điểm chương trình Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại khởi xướng. Tuy nhiên, có vài trường áp dụng chương trình VNEN của Bộ GD-ĐT, tức là chương trình tiểu học theo hướng mới, nhưng do không phù hợp với thực tiễn nên cũng thu dần việc thí điểm.

TP Đà Nẵng vẫn áp dụng chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT

TP Đà Nẵng vẫn áp dụng chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT

Theo ghi nhận của ban tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm Đồng Nai, bà Hồ Thị Cẩm Bình – Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Đà Nẵng) cho biết thêm, chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục thiên về phát triển ngữ âm, chủ yếu với học sinh có khó khăn về phát âm hoặc phát âm không chuẩn. Tuy nhiên Đà Nẵng đã thực hiện ổn định chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT, chất lượng của học sinh vẫn tốt nên không thí điểm sách của GS Hồ Ngọc Đại. Ngoài ra, những năm vừa qua ở bậc Tiểu học có nhiều đổi mới, như thực hiện mô hình trường học mới, dạy học kỹ thuật… Do đó, Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng thấy công tác giảng dạy đã ổn định nên không cần phải thay đổi nhiều. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng chỉ khuyến khích các đơn vị thí điểm Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục trên tinh thần tự nguyện không phải bắt buộc triển khai ở hết tất cả các tỉnh, thành nên việc Đà Nẵng không áp dụng thí triểm chương trình này cũng là chuyện bình thường.

Nguồn: caodangyduocdongnai.edu.vn